Ukraine xác nhận lực lượng Nga dùng dịch vụ internet Starlink ở các vùng đang kiểm soát
VIFASPORT là nhà sản xuất dụng cụ thể thao có hơn 20 năm kinh nghiệm, được đầu tư khá chuyên nghiệp, có khả năng thiết kế và sáng tạo hầu hết thiết bị thi đấu đạt tiêu chuẩn toàn cầu.1.000 suất học bổng du học cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại Nga
Phan Vũ Quý kể vào năm 2022, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thì quyết định ở lại TP.HCM để tìm cơ hội việc làm. Chàng sinh viên mới ra trường năm ấy may mắn được một công ty tư nhân chuyên về lập trình máy tính nhận vào làm việc. Thế nhưng khi có lệnh khám nghĩa vụ quân sự, Quý sẵn sàng lên đường nhập ngũ."Mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nên mình chỉ được trả mức lương đủ sống. Sau khoảng 2 năm làm việc ở đây, mình cảm thấy tay nghề của bản thân đã vững vàng hơn nên xin nghỉ việc. Mình mau chóng tìm được việc làm tại một công ty khác cùng ngành nghề và được trả mức lương 20 triệu đồng/tháng", Quý nói.Với Quý, mức thu nhập này rất ổn, thậm chí là mức mà rất nhiều người khi làm ăn xa quê ao ước. Quan trọng, Quý còn được làm việc đúng chuyên ngành đã học, nên càng có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn.Mặc dù có công việc ổn định, song khi nhận được lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự từ quê nhà Hà Tĩnh, Quý đã lập tức bắt xe trở về quê."Vào tháng 11.2024, sau khi gia đình gọi điện báo tin, mình đã xin công ty nghỉ việc mấy ngày để về quê khám tuyển. Trong thời gian chờ kết quả, mình quay trở lại TP.HCM để tiếp tục công việc. Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, mình nhận được thông báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự nên đã làm đơn xin nghỉ việc để về quê thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng", Quý tâm sự.Theo Quý, việc được khoác lên bộ quân phục là niềm vinh dự và trách nhiệm mà bản thân phải thực hiện với tư cách một công dân đối với Tổ quốc. Do đó, dù công việc phải gác lại nhưng nam tân binh không hề buồn phiền, cho rằng môi trường quân ngũ là cơ hội để bản thân được rèn luyện, trải nghiệm.Hiện Quý đã nhận được quân tư trang và luôn trong tâm thế sẵn sàng lên đường tòng quân vào ngày 14.2 sắp tới.Trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng nhất nên tôi nói với con không cần lăn tăn gì khi phải dừng công việc. Nếu đã có tay nghề thì chẳng sợ không xin được việc làm sau này. Chỉ mong cháu hoàn thành nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện thật tốt nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay.Bà Nguyễn Thị Tửu (62 tuổi, mẹ Quý) cho biết vợ chồng bà sinh được 4 người con, Quý là con út. Khi biết tin con trai trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, bà đã gọi điện động viên, bảo đây là nghĩa vụ thiêng liêng của Tổ quốc."Trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng nhất nên tôi nói với con không cần lăn tăn gì khi phải dừng công việc. Nếu đã có tay nghề thì chẳng sợ không xin được việc làm sau này. Chỉ mong cháu hoàn thành nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện thật tốt nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay", bà Tửu bộc bạch.Cách đây mấy ngày, gia đình bà Tửu cũng làm mấy mâm cơm mời người thân, hàng xóm và bạn bè, xem đây như buổi chia tay để con trai yên tâm lên đường thực hiện nghĩa vụ công dân.Theo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, năm 2025 tỉnh này tuyển 1.300 chỉ tiêu thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị, gồm: Bộ Tư lệnh Vùng 3 Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, Trung đoàn 841 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh) và Sư đoàn 324, 968, 341, Lữ đoàn 206 (Quân khu 4). Trong đó, số công dân có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT và CĐ, ĐH chiếm trên 84%.
Ngoại trưởng Tòa Thánh Vatican thăm Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang được đại trùng tu
Sáng 15.1, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án đưa, nhận hối lộ và vi phạm quy định đấu thầu xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam. Kết thúc phần xét hỏi, đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.Theo bản luận tội, cơ quan công tố đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam, mức án 12 - 13 năm tù về tội nhận hối lộ.Nhiều cấp dưới của ông Thái ở NXB Giáo dục Việt Nam bị đề nghị tuyên phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Lê Hoàng Hải, cựu Phó tổng giám đốc; Phạm Gia Thạch, cựu Kế toán trưởng, cùng bị đề nghị mức án 30 - 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Thị Thanh Thủy và Đinh Quốc Khánh, cựu Trưởng ban và Phó trưởng ban Kế hoạch marketing, lần lượt bị đề nghị mức án 20 - 24 tháng tù và 23 tháng 4 ngày tù.Hai bị cáo Tô Mỹ Ngọc, cựu Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng, bị đề nghị 5 - 6 năm tù; Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty giấy Minh Cường Phát, bị đề nghị mức án 30 - 36 tháng tù, cùng về tội đưa hối lộ.Đại diện viện kiểm sát đánh giá, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước cũng như NXB Giáo dục Việt Nam - là đơn vị 100% vốn nhà nước, gây thiệt hại hơn 10 tỉ đồng.Trong số các bị cáo, ông Thái giữ vai trò chính, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Tuy vậy, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam được ghi nhận đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính, có nhiều thành tích trong công tác, phối hợp công an làm rõ một số vụ án…Về phía nhà thầu, bị cáo Ngọc và Minh vì mục đích được ký kết các hợp đồng kinh tế đã đưa hối lộ nhiều lần. Cả hai đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả. Riêng bị cáo Ngọc đang bị u xơ tử cung, nuôi 2 con nhỏ, trong đó một cháu bị tự kỷ…Theo cáo buộc, mua giấy in sách giáo khoa là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục Việt Nam, sử dụng từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Trước năm 2017, đơn vị này áp dụng hình thức "chào giá". Đến năm 2017, khi được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật của NXB Giáo dục Việt Nam, ông Thái chỉ đạo mua giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trái quy định, nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.Quá trình thực hiện các gói thầu với tổng giá trị hơn 452 tỉ đồng, ông Thái nhận hối lộ của 2 nhà thầu là Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty giấy Minh Cường Phát với tổng số tiền lên tới 24,9 tỉ đồng.Trong số này, năm 2017, Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 3 gói thầu với tổng trị giá hơn 282 tỉ đồng. Bị cáo Tô Mỹ Ngọc mang 3 tỉ đồng bay từ TP.HCM ra Hà Nội gặp ông Thái để cảm ơn vì đã giúp công ty trúng thầu.4 năm tiếp theo, từ 2018 - 2021, Công ty Phùng Vĩnh Hưng tham gia và trúng thêm 10 gói thầu. Bà Ngọc định kỳ mỗi năm đến phòng làm việc của ông Thái 1 lần, đưa hối lộ mỗi lần 4 tỉ đồng. Tết các năm 2018 - 2022, bà Ngọc đều cảm ơn ông Thái 200 triệu đồng.Tổng số tiền ông Thái bị cáo buộc nhận từ bà Ngọc là 20 tỉ đồng, để tạo điều kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 13 gói thầu, tổng trị giá hơn 2.100 tỉ đồng.Cũng từ năm 2017 - 2020, bị cáo Nguyễn Trí Minh đưa hối lộ nhiều lần, với tổng số tiền 4,9 tỉ đồng cho ông Thái, để Công ty Minh Cường Phát trúng nhiều gói thầu.
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.
Điều chỉnh lực lượng quân đội tinh, mạnh và hiệu quả
Sự nghiệp khai phá xứ Đàng Trong cuối thế kỷ 17 được thể hiện trong 2 sử liệu quan trọng, đó là Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn và Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức. Gia Định thành thông chí được viết trong khoảng thời gian Trịnh Hoài Đức làm Hiệp Tổng trấn Gia Định Thành (1805-1808 và 1816). Đây là bộ địa lý học - lịch sử được biên soạn công phu theo thể loại địa chí, gồm 6 quyển ghi chép về Trấn, trong đó có tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay.